Nguồn dẫn: https://nongnghiep.vn/video/xuat-khau-to-yen-sang-trung-quoc-duong-da-mo-nhung-luong-chua-tang-tv396588.html
Tại báo Nông Nghiệp Việt Nam ngày 09/09/2024 diễn ra buổi chia sẻ giữa MC Huỳnh Ngân và 2 vị khách mời là Ông Lê Thành Đại – chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam và ông Hồng Đình Khoa - Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty cổ phần Việt Nam Quốc Yến. Về chuyên đề “ LÀM GÌ ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TỔ YẾN SANG TRUNG QUỐC”. Buổi nói chuyện được diễn ra như sau:
“Cuối năm 2022 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và tổng Cục hải quan Trung Quốc đã ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra thú y đối với sản phẩm tổ yến suất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Nghị định này đã mở đường cho tổ yến Việt Nam được suất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Với hơn 1,4 tỷ dân và có truyền thống sử dụng tổ yến làm thực phẩm từ hàng ngàn năm qua, Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ tổ yến lớn nhất Thế giới, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mỗi năm, Trung Quốc phải nhập khẩu một lượng lớn tổ Yến từ nhiều nước Châu Á, đây là cơ hội lớn để tổ yến Việt Nam thâm nhập vào thị trường này. Cuối năm 2023 đến nay một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành xuất khẩu các loại tổ yến sang Trung Quốc qua đường chính nghạch. Lượng tổ yến suất khẩu tuy còn khiêm tốn so với năng lực sản xuất của ngành yến Việt Nam cũng như nhu cầu của thị trường Trung Quốc nhưng đã mở ra những triển vọng cho ngành yến Việt Nam.
Kính chào quý vị! thưa quý vị và bà con, tổ yến là sản phẩm suất khẩu đầy triển vọng nhất là khi Việt Nam và Trung Quốc đã ký nghị định thư, cho phép tổ yến Việt Nam được suất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Để có được những đánh giá, nhận định cụ thể về tình hình xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc. Ngày hôm nay báo Nông Nghiệp Việt Nam đã mời tới trường quay hai vị khách mới, xin được trân trọng giới thiệu ông Lê Thành Đại chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam và chúng tôi cũng xin được trân trọng giới thiệu ông Hồng Đình Khoa Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty cổ phần Việt Nam Quốc Yến.
Câu hỏi đầu tiên ngày hôm nay chúng tôi xin được phép dành cho ông Lê Thành Đại, Thưa ông sau khi có nghị định thư cho phép suất khẩu tổ yến Việt Nam chính nghạch sang Trung Quốc thì ông thấy là tình hình xuất khẩu của tổ yến sang Trung Quốc như thế nào? Và ông có dự kiến trong năm nay việc xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc ra sao thưa ông?
Ông Đại chia sẻ: phải nói rằng sau một quá trình đàm phán thì Việt Nam chúng ta đã chính thức ký nghị định thư với Trung Quốc về xuất khẩu tổ yến sang thị trường Trung Quốc, đây là một tin vui cũng như là một cơ hội rất lớn cho ngành yến chúng ta, bời vì Trung Quốc là một thị trường yến lớn nhất Thế giới, hiện nay họ chiếm 80% về tiêu thụ sản phẩm tổ yến trên Thế giới. Để chuẩn bị cho hành trang này, ngành yến nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu yến nói riêng cũng có một quá trình tìm hiểu thị trường cũng như tìm kiếm đối tác, tìm hiểu đủ thông tin rất rõ ràng và sẵn sàng đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị đáp yêu cầu tiêu chuẩn xuất khẩu. Cho nên chỉ trong vòng 1 năm sau khi nghị định thư được ký chúng ta đã có 1 lô thành phẩm yến đầu tiên xuất khẩu chính nghạch sang Trung Quốc. Chúng tôi biết từ đó đến nay Trung Quốc cũng cấp giấy phép xuất khẩu cho 9 đơn vị nữa, và điều đó cho phép chúng ta hy vọng rằng sản lượng ngành yến chúng ta để xuất khẩu trong thời gian vừa qua và sắp tới sẽ ngày càng tăng. Về tình hình xuất khẩu yến trong năm nay thì, theo số liệu sơ bộ của Bộ Nông nghiệp là trong quý 1 năm 2024 chúng ta xuất được 2 tấn, và dự kiến từ nay tới cuối năm một số doanh nghiệp tiếp tục có những đơn hàng, hàng tháng xuất từ 200kg cho đến 500kg, như vậy từ đây tớ cuối năm chúng tôi ước lượng cũng phải trên dưới 10 tấn.
Như vậy kết quả khá là khả quan đúng không ạ? Xin được cám ơn nhận định của ông.
Về ông Hồng Đình Khoa là một doanh nghiệp xuất khẩu yến ông có đánh giá ra sao về tiềm năng xuất khẩu ngành yến qua thị trường Trung Quốc của công ty mình cũng như là của nghành yến Việt Nam ạ?
Ông Khoa chia sẻ: năm 2023 Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 557 tấn yến, tăng là 23,4% so với năm 2022 và chỉ riêng quý 1 năm 2024 trung Quốc đã nhập khẩu 145 tấn yến, như vậy thì chúng ta có thể kỳ vọng rằng năm 2024 nhu cầu nhập khẩu tổ yến của thị trường Trung Quốc nó sẽ tiếp tục tăng lên và tôi nghĩ ít nhất là phải tăng 15% trong năm nay nữa. Như vậy điều đó cho thấy một điều rằng, rõ ràng chúng ta có một cơ hội cho tổ yến Việt Nam có thể thâm nhập và làm quen với thị trường Trung Quốc và một điểm nữa tôi nghĩ đó là một điều lợi thế đó là tâm lý thị hiếu người tiêu dùng, khi mà họ thấy tổ Yến từ một quốc gia mới là Việt Nam, thì cái tâm lý thị hiếu họ muốn trải nghiệm thử, tiếp cận thử, sử dụng thử để mà xem cái tổ yến của quốc gia mới này nó như thế nào, thì tôi nhìn nhận đó là một cái lợi thế ban đầu mà để cho Việt Nam có thể từng bước tiếp cận được người tiêu dùng Trung Quốc, đó là những tín hiệu rất tích cực. Bên cạnh thì tôi cũng thấy được một thách thức khi mà chúng ta phải trực tiếp cạnh tranh lại những quốc gia họ đã có thâm niên và kinh nghiệm rất nhiều ở thị trường, này đó chính là Malaisia và Indonesia, thì đó cũng là điều mà Doanh nghiệp Việt Nam, Doanh nghiệp trong nước cũng phải nỗ lực rất là nhiều khi mà tham gia vào thị trường tỷ dân này.
Và rõ ràng là chúng ta cũng có cái nhìn rất là rõ về sự cạnh tranh đối với các quốc gia có thể coi là hàng đầu trong xuất khẩu yến. Vậy thì theo đánh giá của ông về mức độ cạnh tranh hiện giờ ở thị trường Trung Quốc yến sào ra sao? và chúng ta cần có đánh giá như thế nào để có một thị phần tương xứng với mình trong thời gian tới thưa ông?
Ông lê Thành Đại chia sẻ: Trong 5 doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian vừa qua, Việt Nam Quốc Yến là một thương hiệu mới rất là tiềm năng và trong thời gian ngắn vừa qua Việt Nam Quốc Yến đã xuất 5 đợt và hiện nay hợp đồng có thường xuyên, đảm bảo từ nay tới cuối năm Việt Nam Quốc Yến đưa được nhiều sản phẩm yến sào Việt Nam mang thương hiệu Việt Nam Quốc Yến sang thị trường Trung Quốc. Indonesia và Malaysia là 2 nước có ngành yến phát triển nhất và lâu năm nhất, và hiện nay sản lượng của họ cũng chiếm thị phần cao nhất, vì họ không có thị trường nội địa, dân họ không ăn yến, vì vậy có bao nhiêu yến là họ xuất ra nước ngoài hết, thế nên họ muốn xuất được thì họ phải cạnh tranh về giá cả cho nên họ liên tục đao giá xuống để thu hút người tiêu dùng của Trung Quốc, chính điều đó nên các nước muốn xuất vào thị trường Trung Quốc phải hạ giá xuống. Năm 2021 giá yến thị trường Trung Quốc khoảng 12.100 nhân dân tệ, đến năm 2022 xuống còn 9.000 nhân dân tệ, đến năm 2023 xuống còn 8.000 nhân dân tệ, chưa biết rằng sắp tới đây xuống còn bao nhiêu nữa, nếu lượng yến của mình cung cấp quá dồi dào cho họ. Chính từ cái điều đó thì cái chiến lước của các nước trong khu vực xuất khẩu sang Trung Quốc, thì họ không cạnh tranh với nhau về vấn đề sản phẩm, nhưng mà hiện nay là làm sao để ngăn chặn tình trạng yến nhập lậu kém chất lượng qua đường tiểu ngạch vào thị trường Trung Quốc, để từ đó giảm đi vấn đề cung tràn lan và tăng cầu sản phẩm có chất lượng có thương hiệu và từ đó tăng giá lên, kích thích cho ngành yến chúng ta và kích thích cho việc đầu tư của bà con nuôi chim yến được ổn định và phát triển tốt.
Xin được trân trọng cảm ơn ông Lê Thành Đại về những thông tin rất là hữu ích, và trước khi chúng ta cùng nhau mổ sẻ một cách sâu sắc hơn về vấn đề này, xin mời quý vị cùng theo dõi phóng sự do báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện ngày sau đây:
Phóng sự:
Người Việt Nam đã có truyền thống khai thác tổ yến từ lâu đời, nhưng nghề nuôi yến với mục đích thương mai mới được hình thành và phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây. Đến cuối năm 2023 đã có trên 22.000 nhà yến ở 42 tỉnh thành phố trên cả nước với sản lượng ước tính khoảng 150 tấn tổ yến thô mỗi năm, chất lượng tổ yến Việt Nam từ lâu đã được đánh giá cao của thị trường Trung Quốc cũng như nhiều thị trường khác. Đây là những cơ sở quan trọng để ngành yến Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của ngành yến Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã đang bộc lộ ra nhiều hạn chế bất cập, qua đó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của từng doanh nghiệp cũng như của cả ngành yến, làm hạn chế khả năng cạnh tranh cũng như năng lực xuất khẩu tổ yến Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Phóng sự vừa rồi nói về những hạn chế cần phải tâp trung giải quyết để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của yến sào Việt Nam trên thị trường Thế giới.
Và bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại câu chuyện với một câu hỏi cho ông Hồng Đình Khoa: Riêng ông thì ông có cái nhìn thế nào về lợi thế của yến sào Việt Nam?
Ông Khoa chia sẻ: Hiện nay chỉ có 4 quốc gia được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, đó là Indonesia, Malaysia, Thái Lan và gần đây nhất là Việt Nam. Tuy nhiên trong 4 quốc gia này thì Thái Lan họ không có tập trung nhiều về việc xuất sang thị trường Trung Quốc, cho nên chúng ta chỉ quang ngại 2 quốc gia có kinh nghiệm lâu năm đó là Indonesia và Malaysia và chúng ta cũng phải thận trọng vì sắp tới đây Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng thị trường và họ cho những quốc gia kế tiếp có nuôi yến được xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, có thể sắp tới sẽ là Campuchia thì đó cũng là điều chúng ta phải quan tâm và cần lưu ý. Nói về lợi thế cạnh tranh của yến sào Việt Nam, thì may mắn là tổ yến Việt Nam được các nước bạn thích ở độ thơm ngon của nó, thì thực sự mà nói tổ yến của Việt Nam rất là thơm và có vị thơm tanh đặc trưng của cái tổ yến mà những người họ sành ăn, họ sành thưởng thức họ sẽ nhận ra được điều này và một cái lợi thế nữa là tổ yến đảo, tổ yến hang tư nhiên của Việt Nam đã được nổi tiếng từ rất là lâu trên thế giới nên người tiêu dùng Trung Quốc có một thiện cảm nhất định đối với tổ yến Việt Nam. Cho nên những lô hàng những kiện hàng của Việt Nam đã vào được thị trường Trung Quốc rồi thì người tiêu dùng Trung Quốc có một cái hiếu kỳ họ muốn tiếp cận nó, họ muốn dùng thử nó để xem nó có thật sự thơm ngon hay không? Thì tính hiếu kỳ là một lợi thế ở giai đoạn ban đầu và để chúng ta có thể tiếp cận thị trường. Tôi nhìn nhận thấy được rằng nếu như tất cả các Doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam họ cũng thấy được cái cơ hội chỗ này, gọi là khởi đầu tương đối có sự ưu ái của người tiêu dùng. Thì như vậy nếu như chúng ta mà tận dụng được cơ hội này và chúng ta thể hiện dịch vụ chúng ta tốt, thể hiện chất lượng chúng ta như cam kết và tận dụng luôn cơ hội này xây dựng thương hiệu tổ yến Việt Nam và nêu cao cái sự thơm ngon của tôt yến Việt Nam lên thì chúng ta sẽ có lợi thế bước đầu và nó sẽ là những tiền đề để tạo cho chúng ta có những bước phát triển mai sau. Và vừa rồi là những nhận định của ông Hồng Đình Khoa liên quan đến lợi thế.
vậy còn những nhận định của ông về lực cản, những cái hạn chế, những cái điểm yếu nào mà chúng ta cần phải khắc phục ạ?
Ông Khoa chia sẻ thêm: Nếu nói về lực cản, Cá nhân tôi là Doanh Nghiệp trực tiếp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tôi nhận thấy được rằng là hiện nay chúng ta đang có 1 cái bất lợi về giá của nguyên liệu. Malaysia và Indonesia họ có sản lượng rất cao nhưng họ không có thị trường nội địa chính vì vậy họ có áp lực phải xuất khẩu bằng mọi giá, trong khi trong nước mình có thị trường nội địa thì đó là một điều rất là tốt, nhưng mà cái thị trường nội địa nó làm cho giữ cái giá của nguyên liệu tổ yến Việt Nam lại cao hơn giá nguyên liệu tổ yến các nước bạn, từ đó đứng về góc nhìn sản xuất của tôi, trong khi chúng tôi phải mua nguyên liệu đầu vào cao hơn so với nước bạn, sau khi sản xuất ra sản phẩm lại bị so sánh từng chút một ở giá thị trường và đặc biệt nhất so sánh với Malaysia và Indonesia, ở cái điều đó nó là một lực cản rất lớn. Chung tôi cũng gặp một khó khăn khi mà nguyên liệu đạt tiêu chuẩn để sản xuất ra hàng xuất khẩu lại không cao, tức là người nuôi yến trước đây họ chỉ quan tâm làm sao có bầy đàn tăng trưởng , sản lượng nhiều và họ lại it quan tâm tới cái chất lượng của tổ yến thô. Chính vì điều đó mà khi chúng tôi thu mua nguyên liệu để sản xuất mặt hàng tiêu chuẩn cao để xuất khẩu thì cái tỷ lệ mà chúng tôi phân loại ra để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu lại không cao. Cho nên để xử lý được vấn đề này cần phải có sự vào cuộc của Hiệp hội yến sào Việt Nam và cả ngành yến nhận thức được điều này để cùng chung tay nhau để nâng cao chất lượng tổ yến ngay từ trong nhà yến nôi ra. Một bất lợi thứ 3 là chúng ta đang gặp khó khăn khi cần xác minh được nguồn gốc của nguyên liệu tổ yến, có nghĩa là khi chúng tôi xuất khẩu với hệ thống truy xuất nguồn gốc và đặc biệt khi xuất khẩu chúng ta phải có hồ sơ xác minh được ngồn gốc nguyên liệu tổ yến, trong khi đại đa số nhà yến tại Việt Nam trước đây được xây dựng không đúng theo quy định, mặc dù đã có nghị định 13 hướng dẫn luật chăn nuôi, tuy nhiên khi kiểm tra xuống các địa phương, các địa phương vẫn còn rất ngần ngại để thừa nhận sự tồn tại của những căn nhà yến này, từ đó hạn chế cho việc xác minh nguồn nguyên liệu, cho nên thật sự nhiều lúc chúng tôi thu mua ở tại nhà yến Việt Nam, đúng thật là yến Việt nam, tại khu vực đó nhưng chủ nuôi yến rất khó khăn khi đi xin xác nhận việc bán nguyên liệu vào công ty để sản xuất, để cho sản xuất đi xuất khẩu. Đó là 3 điểm mà doanh nghiệp chúng tôi đang gặp phải khó khăn và tôi nhận thấy đó là lực cản rất là nổi cộm.
Rõ ràng đây là những rào cản không hề đơn giản phải không ạ? Vậy ông Lê Thành Đại với cương vị chủ tịch Hiệp hội yến sào Việt Nam ông có thể đưa ra những góc nhìn, những giải pháp làm sao có thể tận dụng tốt nhất cơ hội từ nghị định thư vừa được ký kết, cũng như là giúp Việt Nam mình làm sao có thể nhanh chóng thâm nhập được thị trường của Trung Quốc, rồi phải có giá trị cho tương xứng với khả năng và tiềm năng của mình, và quan trọng làm sao có thể phát triển bền vững từ đây thưa ông?
Ông Lê Thành Đại chia sẻ: Như vậy thấy rằng những trở ngại ngành yến của chúng ta là do mới phát triển ngành, cách đây cũng khoảng mười mấy hai mươi năm thôi, nhưng mà cao điểm khoảng 10 năm trở lại, thì ngành yến của chúng ta mới trở thành một ngành thật sư được Chính phủ cũng như là Bộ quan tâm. Về vấn đề pháp lý của nhà nuôi yến thì hiện nay coi như nhà nuôi yến thực sự là công trình xây dựng để chăn nuôi chứ không phải là nhà ở, nhưng luật chưa có quy định về quy trình thủ tục để cấp phép, cho nên hiện nay là hơn 90% nhà yến là không có giấy phép xây dựng, không có cơ sở pháp lý được công nhận, đây là một thiệt thòi cho ngành yến của chúng ta, đây là một nguồn lực rất lớn để người nông dân có thể dùng nó để vay vốn ngân hàng và đầu tư phát triển về vấn đề sau thu hoạch. Về vấn đề khi quy hoạch vùng yến phải đảm bảo được yến tô là nằm trong vùng an toàn phòng chống dịch, bởi vì vùng có dịch thì không thể xuất khẩu yến được, dịch thì không có báo trước, cho nên điều kiện đó làm cho chúng ta luôn luôn có thế bị động, nhưng với sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, đặc biệt là cục thú y, vừa qua là phối hợi với các tỉnh để tăng cường biện pháp xây dựng vùng an toàn phòng dịch, mà trong đó có vùng chim yến. Tôi cho rằng cái này là cái góp phần giảm đi rủi ro cho bà con nuôi chim yến, và cái thứ 3 là để làm sao tổ yến mà người dân thu hoạch chiếm tỷ lệ cao đạt chuẩn xuất khẩu, chúng tôi có ban hành những tiêu chí công nhận nhà yến đạt chuẩn quốc gia, như vậy nhà yến nào thu hoạch sản lượng cao và tỷ lệ nhà yến đạt loại A chiếm từ 30% trở lên thì sẽ đưa vào danh mục nhà yến đạt chuẩn và cái nhà yến đạt chuẩn này chính là cơ sở hình thành chuỗi cung ứng nguyên liệu cho nhà máy sản xuất. Điều tiếp theo là tôi cho rằng các cơ sở chế biến phải đầu tư đúng mức và công nghệ phải hiện đại, giám sát được toàn bộ quy trình không để lỗi. Bây giờ mình nói cái thị trường của Trung Quốc là thị trường lớn nhất Thế giới về tổ yến, nhưng mà bên Trung Quốc họ ăn yến Indonesia, Malaysia bao nhiêu năm nay rồi, Việt Nam mình chỉ có mỗi thương hiệu yến sào Khánh Hòa là yến đảo là có mặt trên thị trường Trung Quốc, và người ta biết đến thương hiệu yến sào Khánh Hòa rất nhiều, nhưng đó là cái giới thượng lưu, có tiền bởi vì yến đảo rất là đắt, thế thì yến nhà mình xuất qua Trung Quốc thì hầu hết người ta chưa có biết sản phẩm của Việt Nam nhiều, vì vậy vừa qua một số lô hàng của mình đưa quá bên đó thì mới chỉ là dạng bán thăm dò, và để cho người dân Trung Quốc tiếp cận được với yến nhà của Việt Nam, rồi sau đó người ta mới cảm nhận được chất lượng và giá cả phải chăng như thế thì người ta sẽ đến với sản phẩm của yến sào Việt Nam. Muốn làm được chuyện này thì hiện nay chúng ta có một công tác hạn chế là công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu của chúng ta còn quá yếu, sắp tới đây Hiệp hội sẽ có một cái quảng bá và đưa hình ảnh yến sào đến với tất cả vùng miền của Trung Quốc, thì có như thế thì người dân Trung Quốc mới biết tới yến nhà của Việt Nam nó có những thương hiệu gì và nó có chất lượng ra làm sao và người ta sẽ tìm đến. Tôi hy vọng rằng trong thời gian tới chúng ta sẽ tạo được một chỗ đứng, tạo được niềm tin, tạo được sự chào đón của người dân Trung Quốc đối với tổ yến Việt Nam
Xin cảm ơn sự chia sẻ ngày hôm nay vô cùng hữu ích từ hai vị khách mời. Và chắc chắn là qua câu chuyện này thì quý vị khán giả và quý bà con theo dõi, mình sẽ nhận ra rất là rõ ở đâu có cơ hội thì ở đó sẽ phải có thách thức, cơ hội càng lớn thì thách thức càng nhiều. Nhưng mà quan trọng chúng ta cùng nhau chung tay giữa các bộ ngành liên quan, giữa tất cả các bên, mình cùng phối hợp và cùng tìm cách tháo gỡ những vướng mắc đó thì tôi tin chắc rằng những cơ hội trong tương lai ngày càng mở rộng hơn nữa đối với ngành yến sào của Việt Nam.
Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn hai ông. Và thưa quý vị, rất mong là quý vị sẽ tiếp tục, liên tục đồng hành cùng báo Nông nghiệp Việt Nam để có thể cập nhật được những thông tin nóng nhất, cần thiết nhất và mang đến cho chúng ta một đời sống ngày càng chất lượng hơn. Còn bây giờ xin được nói lời chào tạm biệt, hẹn gặp lại quý vị trong những số phát sóng tiếp theo.”